6 Lý Do Khiến Google Không Đánh Giá Cao Website Của Bạn

Bạn lo lắng vì SEO Website mãi không lên top? Nguyên nhân nằm trong 6 tiêu chí quan trọng đánh giá Website của Google dưới đây.

Thứ hạng Website cao trong kết quả tìm kiếm Google là mục tiêu nhiều doanh nghiệp hướng đến. Vì đây là cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, Website của bạn có rơi vào tình trạng SEO mãi không lên top? Nếu có, nhiều khả năng Website doanh nghiệp đã mắc phải 6 lỗi khiến Google đánh giá thấp. Cùng xem các lý do đó là gì và tìm cách khắc phục.

Nội dung Website trùng lặp 

Nội dung là một trong những tiêu chí đánh giá Website của Google. Cụ thể, Google thường đánh giá thấp Website nếu phát hiện chứa nội dung trùng lặp và coi đó là Website sao chép. Để khắc phục lỗi này, bạn có thể:

  • Xóa các nội dung trùng lặp
  • Thay thế bằng nội dung cụ thể về sản phẩm và dịch vụ bạn đang kinh doanh
  • Biến nội dung của người khác thành nội dung của bạn bằng từ ngữ và phong cách riêng, mang lại màu sắc mới cho nội dung. Và để chắc chắn, bạn có thể sử dụng các công cụ kiểm tra Unique: Plagiarisma, Smallseotools,…

Nội dung ít/ không có giá trị với người dùng

Nếu Website của bạn cung cấp nội dung hữu ích, người dùng sẽ dành thời gian lâu hơn để đọc bài từ đầu tới cuối. Khi đó, Google nhận thấy thời gian trung bình người dùng ở trên trang (Time One Page) lâu hơn, chứng tỏ nội dung của bạn tốt, có liên quan đến truy vấn tìm kiếm. Từ đó, Google sẽ xếp hạng Website cao hơn để giới thiệu cho nhiều người dùng hơn.

Ở chiều ngược lại, nếu nội dung của bạn không có giá trị, kéo theo đó là tỷ lệ bỏ trang cao và kết quả là Google đánh giá thấp. Hơn nữa rất có thể Website của bạn còn bị dính phạt Thin Content – Nội dung hầu như không mang lại thêm giá trị gì cho người dùng.

Nội dung là yếu tố quan trọng giữ chân người dùng trên Web. Vậy nên đầu tư vào nội dung chất lượng mới là điều làm nên thành công lâu dài cho Website.

Liên kết là một trong những yếu tố xếp hạng quan trọng nhất trong thuật toán của Google. Google muốn thấy Website của bạn có liên kết với các trang uy tín. Vậy nên, khi đăng nội dung, hãy cố gắng liên kết ra các trang Web chính thống, có đăng ký tên miền cấp cao. Đây là cơ sở để Google xếp hạng Website của bạn cao hơn các trang khác.

Ngược lại, nếu bạn tạo liên kết Website với nội dung không liên quan, điều này sẽ khiến Google hiểu sai và đánh giá thấp Website của bạn.

Do đó, bạn nên thường xuyên kiểm tra các liên kết trong Website của mình, cụ thể bạn nên xem xét 2 loại link:

  • Internal Link (liên kết nội bộ)
  • External Link (liên kết ngoài).

Internal Link có vai trò quan trọng trong việc giữ chân khách hàng trên trang lâu hơn. Thông qua liên kết, các trang có thể nâng cao thứ hạng của nhau trên kết quả tìm kiếm Google. Tuy nhiên khi đặt Internal Link cần lưu ý đến số lượng, mỗi bài chỉ nên đi từ 3 – 5 Link và đặt Internal Link phù hợp với ngữ cảnh.

Website của bạn có đang chứa liên kết ngoài đến một trang có nội dung chất lượng kém hay bị Google phạt,… Điều này sẽ ảnh hưởng đến độ uy tín của Website, khiến thứ hạng Website bị kéo thụt. Hơn nữa, đừng tham dẫn nhiều liên kết ra bên ngoài. Vì PageRank của trang có thể bị giảm đáng kể. Sử dụng External Link là điều cần thiết tuy nhiên mỗi trang nên dẫn không quá 5 Link ra ngoài.

Tốc độ tải trang chậm (đặc biệt nên tối ưu trên thiết bị di động)

Tiêu chí tiếp theo để Google đánh giá và xếp hạng Website là tốc độ tải trang. Google luôn muốn cải thiện trải nghiệm người dùng và tốc độ tải trang là một trong những yêu cầu để nâng cao trải nghiệm. Tốc độ Load của Website chuẩn SEO nên ở mức từ 1 – 3 giây.

Đặc biệt, Website của bạn nên được tối ưu cho thiết bị di động. Bởi lẽ, theo Google, gần một nửa trong tổng số truy cập sẽ rời khỏi trang Web trên thiết bị di động nếu họ phải chờ đợi quá 3 giây. Thêm nữa, tìm kiếm trên thiết bị di động đang chiếm hơn 50% tổng lượt tìm kiếm trên Google. Vì vậy cải thiện Website thân thiện với điện thoại di động sẽ giúp trang của bạn có vị trí cao hơn trong kết quả tìm kiếm.

Để biết tốc độ tải trang trên máy tính, thiết bị di động, bạn có thể sử dụng công cụ Google PageSpeed Insights.

Website chứa mã độc 

Google thường xuyên rà soát các trang Web, phát hiện mã độc và cảnh báo cho người truy cập. Uy tín Website và thứ hạng tìm kiếm do đó cũng giảm đáng kể.

Để xử lý vấn đề mã độc cho Website, bạn nên rà soát lại toàn bộ mã nguồn Website bị nhiễm mã độc, xóa bỏ mã độc và khai báo với Google để gỡ cảnh báo mã độc.

Website không có Sitemap – Sơ đồ trang Web

Sơ đồ trang Web là cách đơn giản và dễ dàng nhất để thông báo cho công cụ tìm kiếm Google những gì có trên Website của bạn. Từ việc truy cập và thu thập thông tin trang sẽ giúp Google đánh giá Website chính xác hơn. Nếu chưa có Sitemap đã đến lúc bạn phải tạo một sơ đồ rõ ràng và gửi nó cho Google.

Website của bạn có đang vướng phải lỗi nào trong 6 tiêu chí trên? Khắc phục những lỗi này là điều kiện tiên quyết để cải thiện thứ hạng Website trong kết quả tìm kiếm.

Theo Chili