Bắt đầu xuất hiện vào cuối năm 2013, Marketplace đã nhanh chóng phát triển và trở thành mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp B2C tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn chi tiết về Marketplace và những ưu nhược điểm của nó khi ứng dụng trong kinh doanh.
Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, mô hình Marketplace cũng nhanh chóng xuất hiện và có chỗ đứng trên thị trường. Bằng việc mang đến những cơ hội cho cả người mua và người bán, mô hình này đang thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia. Vậy doanh nghiệp của bạn đã hiểu rõ Marketplace là gì cũng như tận dụng những cơ hội từ hình thức kinh doanh này.
Marketplace có thể hiểu đơn giản là chợ Online (sàn giao dịch) trên môi trường thương mại điện tử, nơi kết nối người bán và người mua để có thể thực hiện mua bán sản phẩm.
Ở Việt Nam, mô hình Marketplace xuất hiện từ năm 2013 với cái tên đi đầu là Lazada. Sự xuất hiện của Lazada đã đánh dấu bước chuyển từ mô hình B2C (Business to Customer) (mô hình được các doanh nghiệp theo đuổi ở thời kỳ đầu của thương mại điện từ) sang mô hình C2C (Customer to Customer).
Theo mô hình thương mại điện tử truyền thống B2C các công ty sẽ tốn một khoản chi phí lớn cho việc đầu tư vào hàng hóa (cả chủng loại và số lượng), kho bãi, vận chuyển… Việc chuyển sang mô hình Marketplace C2C đã khắc phục những khó khăn trên, thu hút sự tham gia của doanh nghiệp, nhà bán lẻ đến các cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ.
Marketplace đang ngày càng phát triển, không chỉ xuất hiện thêm nhiều sàn thương mại điện tử: Tiki, Sendo, Shopee,… mà còn nở rộ trên mạng xã hội với Facebook Marketplace, Zalo Marketplace. Với số lượng người dùng lên đến 68 triệu người, Facebook Marketplace tại Việt Nam là một kênh có nhiều cơ hội phát triển.
Thương mại điện tử Việt Nam được dự báo sẽ ngày càng phát triển, xu hướng mua sắm trực tuyến đang tăng dần. Dự báo, năm 2020, 1/3 dân số Việt Nam tham gia mua sắm trực tuyến. Có thể thấy trong thời điểm đỉnh dịch COVID – 19 ở Việt Nam, khi doanh thu bán lẻ sụt giảm, doanh thu của một số doanh nghiệp trên các sàn thương mại điện tử vẫn tăng 20 – 30% (thống kê của Bộ Công Thương). Vây nên Marketplace là mô hình doanh nghiệp không thể bỏ qua để đa dạng kênh tiếp cận nhiều khách hàng, đón cơ hội phát triển mới.
Có 3 loại Marketplace: theo chiều dọc, chiều ngang và hỗn hợp.
Để kinh doanh online hiệu quả, mở rộng bán hàng trên Marketplace là bước đi được nhiều doanh nghiệp/ cá nhân lựa chọn.
Bên cạnh những ưu điểm, việc kinh doanh trên Marketplace cũng có một số nhược điểm:
Đây là loại phí bạn phải trả cho nền tảng Marketplace trên mỗi đơn hàng thành công. Trước khi đăng ký gian hàng, bạn nên hỏi rõ các khoản chi phí phát sinh.
Chẳng hạn phí thanh toán với mỗi đơn hàng thành công trên Shopee là 2% tổng giá trị thanh toán của người mua. Ngoài ra còn có phí cố định, phí dịch vụ.
Một sàn thương mại với rất nhiều nhà cung cấp và mức giá đưa giá cũng rất khác nhau nên cạnh tranh là điều tất yếu.
Để kinh doanh hiệu Online hiệu quả ngoài việc có gian hàng trên Marketplace bạn cũng có thể đầu tư xây dựng Website bán hàng riêng. Điều này giúp doanh nghiệp không phụ thuộc nhiều vào nền tảng của bên thứ 3, có kênh riêng để vừa quảng bá hình ảnh vừa bán hàng hiệu quả. Hơn nữa, với Website riêng bạn có thể thu thập thông tin người dùng để tiếp thị hiệu quả hơn.
Marketplace không còn là khái niệm mới trong thương mại điện tử nhưng mô hình này vẫn đang chứng tỏ được hiệu quả trên thị thường. Với sự phát triển của thương mại điện tử ở Việt Nam, trong tương lai Marketplace sẽ ngày càng thay đổi và doanh nghiệp không nên bỏ lỡ hình thức kinh doanh này!