Vì Sao Người Dùng Lại Không Thích Website Của Bạn?

Doanh nghiệp tạo Website bán hàng mong muốn tạo ra sức mạnh về mặt thương hiệu, thúc đẩy mua hàng và tăng doanh thu. Nhưng vì sao người dùng lại không thích Website của bạn?

Tuy nhiên, không ít trường hợp dù doanh nghiệp sở hữu Website đẹp, nhưng lại không mang lại hiệu quả như mong muốn. Điều gì khiến người dùng không thích Website của bạn, thoát ra nhanh chóng? Tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.

  • Tốc độ chậm
  • Hình ảnh chất lượng kém
  • Nội dung khó hiểu
  • Không thân thiện với giao diện Mobile
  • Chèn quá nhiều Pop-up

Tốc độ chậm

Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự tương tác với người dùng và việc SEO Website. Theo khảo sát có 40% người dùng tắt trang nếu Web tải lâu hơn 3 giây. Nếu trang Web có tốc độ load chậm, mất nhiều thời gian, nhiều người dùng sẽ không có kiên nhẫn chờ. Họ sẽ rời trang trước khi nó tải xong, do đó ảnh hưởng lượng chuyển đổi.

Hơn nữa, dựa trên tốc độ tải trang, Google Analytics có thể không tính các lượt xem. Sau khi được Request, nếu Website không thể phản hồi thì Google sẽ phạt trang đó.

Tuy nhiên, không ít cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp không chú ý đến điều này. Có thể do họ chưa nhận thấy tầm quan trọng của việc tối ưu tốc độ tải trang. Hoặc chưa hiểu rõ ảnh hưởng nghiêm trọng của nó tới thứ hạng Website, đến hoạt động kinh doanh, quảng bá Website. Bạn có thể cải thiện tốc độ tải trang tại công cụ của Google PageSpeed Insight.

Hình ảnh chất lượng kém

Hình ảnh có vai trò rất quan trọng trên mỗi Website. Nếu thiếu hình ảnh, trang Web sẽ như một bức tường đầy chữ, kém hấp dẫn. Do đó bạn cần chèn ảnh làm nổi bật vấn đề và thu hút người đọc.

Hình ảnh sẽ phân đoạn nội dung, giúp bài viết dễ đọc hơn. Hơn thế nữa, thông tin chứa trong hình ảnh cũng có thể tăng Traffic. Người dùng ngày càng có tiêu chuẩn cao hơn đối với hình ảnh trên Website.

Tuy nhiên có không ít trang Web chưa đầu tư cho hình ảnh đúng mức. Hình ảnh kém chất lượng sẽ khiến người xem khó chịu, bài viết trông thiếu chuyên nghiệp, ảnh hưởng tỷ lệ quay lại và Traffic từ các nguồn khác thấp. Trước tiên cần đảm bảo hình ảnh sắc nét, đẹp mắt, nhưng không quá lớn. Nếu không sẽ ảnh hưởng tốc độ tải trang.

Bạn nên đầu tư vào những người làm hình ảnh và công cụ tốt. Có thể kể đến công cụ làm hình ảnh cho mọi người, kể cả dân không chuyên như Canva.

Nội dung khó hiểu

Người dùng truy cập Website để tìm kiếm thông tin, mua hàng,… Họ thường phải tự thân vận động để tìm ra những thông tin, dữ liệu mình cần. Nếu thấy nội dung khó hiểu, gặp khó khăn, sẽ không có ai hỗ trợ, giải thích. Lúc này đa phần người dùng sẽ bỏ qua phần nội dung đó trên Website, thậm chí rời khỏi trang.

Nếu Website điều hướng sai, phức tạp, càng nhiều chỗ khó hiểu, tỷ lệ người dùng không tiếp tục xem Website và rời đi càng cao.

Các nội dung trên Web cũng cần rõ nghĩa, trùng khớp với tiêu đề. Nếu tiêu đề một đằng, nội dung một nẻo, người dùng cảm thấy như mình bị lừa, không tìm đúng thông tin họ cần. Lúc này họ cũng sẽ rời đi và giảm tính chuyên nghiệp của thương hiệu.

Do đó bạn cần chăm chút, tỉ mỉ đối với nội dung trên site mình. Đưa ra nội dung khó hiểu, kém chất lượng chỉ làm cho Website mất uy tín. Kể cả Website B2C hay B2B đều cần có nội dung dễ hiểu, chất lượng.

Không thân thiện với giao diện Mobile

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, đồng thời các thiết bị di động “bùng nổ”, việc chăm chút cho giao diện Web trên Mobile rất quan trọng. Người dùng tìm kiếm trên di động nhiều hơn trên máy tính. Nếu giao diện Web không tốt cho di động, người dùng có thể bỏ đi, tìm kiếm kết quả ở trang khác. Từ đó làm ảnh hưởng tỷ lệ thoát trang.

Thiết kế Website thân thiện với Mobile là xu hướng tất yếu hiện nay. Khi khách hàng muốn mua sắm Online, họ thường tra cứu trên điện thoại bởi tính tiện dụng, nhanh chóng. Không phải khi nào người dùng cũng có Laptop bên cạnh.

Đối với doanh nghiệp, nhà quản lý, thiết kế Website thân thiện Mobile cũng mang lại nhiều lợi ích. Người quản lý, người bán hàng có thể thoải mái quản lý công việc kinh doanh bất cứ đâu. Hơn nữa càng dễ dàng chọn mua hàng trên điện thoại, càng tăng hứng thú mua hàng sẽ giúp tăng doanh thu.

Doanh nghiệp nên chú trọng hơn việc tối ưu giao diện Web trên Mobile. Nên xác định người dùng Mobile mong muốn điều gì, thị hiếu họ ra sao,… Từ đó chọn giao diện Mobile Responsive thích hợp. Bên cạnh đó chọn Font chữ, Size chữ, các Hyperlink, điều hướng Website,…

Nếu sử dụng Link mồi vô tội vạ, trang Web bạn có thể gặp tình trạng tỷ lệ thoát cao, Share mạng xã hội thấp.

Các đường Link mồi thường có tiêu đề và nội dung không liên quan với nhau. Chúng thường có tiêu đề giật tít, gây sốc, chủ yếu để lấy lượng Visit cho trang. Tuy nhiên khi người đọc Click vào xem, họ sẽ thấy thất vọng vì không đúng thông tin họ cần. Điều này làm tỷ lệ thoát cao, lượt Share cũng thấp., giải tính chuyên nghiệp, sự uy tín của doanh nghiệp.

Bạn nên tối ưu cấu trúc bên trong Website, tránh sử dụng các Link mồi. Hãy liên kết tốt tới các thành phần khác nhau trên trang. Nên sáng tạo và đưa ra nội dung chất lượng, đúng từ khóa để người dùng Share. Hãy chú trọng các liên kết nội và sử dụng càng nhiều liên kết sâu càng tốt. Hãy chú trọng đến nội dung và đề cao phục vụ người đọc.

Chèn quá nhiều Pop-up

Chèn quá nhiều Pop-up có thể khiến tỷ lệ quay trang thấp hơn.

Người dùng thường không có ấn tượng tốt và dễ rời khỏi một trang Web có quá nhiều Pop-up. Nếu muốn đặt các nút Call To Action, bạn cần đặt đúng chỗ, và chú trọng quan điểm của khách hàng. Người dùng muốn tìm kiếm thông tin nhanh chóng sẽ không thích nội dung bị che bởi quảng cáo.

Hãy chọn những cách hiển thị Pop-up không gây khó chịu cho người dùng và tần suất hợp lý. Ví dụ để đăng ký email lên đầu trang, kích thước vừa phải không làm người dùng khó chịu. Hay có thể dùng nút nổi với dòng chữ “Đăng ký bản tin”.

Cần chú ý để nút X cho phép tắt Pop-up nếu bạn chạy Pop-up quảng cáo. Hãy đặt nhu cầu, quan điểm người dùng lên trước, rồi mới đến nguồn Traffic.